Ngành đào tạo

816

Thông tin ngành Nông học

1. Ngành đào tạo: NÔNG HỌC
- Mã ngành: 7620109
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Loại hình đào tạo: Chính quy
2. Tên văn bằng: Kỹ sư Nông học
3. Cơ sở cấp bằng: Trường Đại học Đồng Tháp
1. Kiến thức
1.1. Có những kiến thức giáo dục đại cương theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng.
1.2. Có đủ kiến thức về khoa học cơ bản, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
1.3. Có trình độ cơ bản về Tin học và sử dụng được một số phần mềm chuyên ngành;
1.4. Có trình độ Anh văn B1 hoặc tương đương; 
1.5. Nắm vững kiến thức cơ sở ngành:di truyền, sinh lý – hóa sinh, giống cây trồng, khoa học đất và phân bón, bảo vệ thực vật…để đảm bảo học các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu và tiếp thu các công nghệ mới;
1.6. Nắm vững kiến thức ngành phù hợp với yêu cầu thị trường lao động trong lĩnh vực nông nghiệp: kiến thức cơ bản và biện pháp kỹ thuật sản xuất cây trồng, chăn nuôi, trồng và bảo vệ rừng ở các điều kiện sinh thái khác nhau.
1.7. Tham gia dịch và tham khảo các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.

2. Kỹ năng
1.1. Kỹ năng nghề nghiệp
2.1.1. Xây dựng, thực hiện các quy trình sản xuất nông nghiệp đáp ứng với nhu cầu thực tiễn sản xuất;
2.1.2. Biết ứng dụng linh hoạt các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và thích ứng ứng với biến đổi khí hậu;
2.1.3. Tổ chức sản xuất, bảo quản sau thu hoạch và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp;
2.1.4. Xây dựng, thực hiện và quản lý các đề án, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.1.5. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.2. Kỹ năng mềm 
2.2.1. Xây dựng, thực hiện và quản lý kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho cá nhân, nhóm và tập thể;
2.2.2. Làm việc độc lập và làm việc nhóm: chủ động và tự tin trong nghiên cứu, hoạt động chuyên môn; quản lý, thúc đẩy mọi người làm việc đạt hiệu quả;
2.2.3. Giao tiếp và quan hệ công chúng: Sử dụng các phương pháp và nghệ thuật giao tiếp, đàm phán phù hợp với các đối tác liên quan đến công việc.

3. Phẩm chất đạo đức
1.2. Ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
1.3. Có lòng yêu nghề, nhận định được tầm quan trọng của nghề và tinh thần học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
1.4. Có thái độ tự hoàn thiện bản thân mình, tự học, tự nâng cao.

4. Mức tự chủ và trách nhiệm
4.1. Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đổi với nhóm.
4.2. Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
4.3. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
4.4. Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

5. Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
5.1. Làm việc tại các cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác về lĩnh vực nông nghiệp; 
5.2. Làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; 
5.3. Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; 
5.4. Làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp trong và ngoài nước.


XEM THÊM

Dự tuyển vào DThU?

Tham gia