Tin tức và sự kiện

25/06/2022 1389

Hội thảo khoa học “Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 - Ý nghĩa lịch sử”

Sáng ngày 25/6, Khoa Sư phạm Khoa học xã hội - Trường Đại học Đồng Tháp đã tổ chức Hội thảo khoa học “Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 - Ý nghĩa lịch sử” (Hội thảo) với sự quan tâm tham dự của các nhà khoa học là: Giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu đến từ khu vực Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp và các tỉnh miền Tây.

Tham dự chương trình hội thảo gồm có: Thầy PGS. TS Hà Minh Hồng - Khoa Lịch sử Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc Gia Hồ Chí Minh; Đại tá Nguyễn Minh Phụng - Nguyên trưởng ban Lịch sử quân sự, Phòng Khoa học quân sự Quân khu 9; Th.S Lê Xuân Thành - Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Tháp; Th.S Lâm Hồ Sỹ - Phó trưởng Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu; Th.S Nguyễn Võ Đăng Khoa - Văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp; TS. Dương Tô Quốc Thái - Trường THPT thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp); Th.S Trương Trọng Hiếu - Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (An Giang); TS. Lê Văn Tùng - Trưởng Khoa Sư phạm Khoa học xã hội; TS Lê Đình Trọng - Trưởng bộ môn ngành Sư phạm Lịch sử; Th.S Nguyễn Tất Hùng - Khoa GD Thể chất - QP và AN, cùng toàn thể quý Thầy (Cô), các anh (chị) học viên, các bạn sinh viên đang học tập và làm việc tại Khoa Sư phạm Khoa học xã hội -  Trường Đại học Đồng Tháp.

Hình ảnh trong chương trình

Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 22 bài tham luận của 33 tác giả và biên tập đăng trong Kỷ yếu Hội thảo. Trong đó, cón 4 tham luận trình bày tại Hội thảo và trao đổi thảo luận nhằm làm sáng tỏ và hiểu rõ hơn về cuộc tiến công chiến lược năm 1972 - ý nghĩa lịch sử. Các bài viết của Hội thảo tập trung vào 4 chủ đề chính: Ý nghĩa lịch sử của cuộc tiến công chiến lược năm 1972; Vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam đối với cuộc tiến công chiến lược năm 1972; Các chiến dịch cụ thể trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường; Phía Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa với các vấn đề có liên quan.

Cách đây 50 năm, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam mở chiến dịch Xuân – Hè năm 1972, thực hiện tấn công chiến lược trên toàn miền Nam, trong đó mặt trận Trị - Thiên (Quảng Trị, Thừa Thiên) là hướng tấn công chủ yếu. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã tạo những chấn động đối với nội tình nước Mỹ, nhất là trong thời điểm nhạy cảm, đó là cuộc chạy đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Nixon. Thắng lợi trên chiến trường miền Nam năm 1972 cùng với thắng lợi của trận Hà Nội “Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12/1972, đã buộc Chính phủ Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris; chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27/1/1973. Ngày nay, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực. Kinh nghiệm về chủ động nắm bắt thời cơ trong cuộc tiến công chiến lược 1972 vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Kế thừa và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm đó, yêu cầu đặt ra đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân là cần phải nắm chắc địch, đánh giá đúng so sánh lực lượng, kịp thời chuyển hóa thế trận, phương thức tác chiến phù hợp. Muốn vậy, phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Góp phần nâng cao nhận thức và khẳng định lại ý nghĩa sự kiện tiến công chiến lược năm 1972 (sự kiện cách đây 50 năm). Đồng thời, hội thảo rút ra những nhận xét - đánh giá khoa học có ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay, nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại. Khoa Sư phạm Khoa học xã hội -  Trường Đại học Đồng Tháp tổ chức Hội thảo khoa học “Cuộc tiến công chiến lược 1972 – Ý nghĩa lịch sử”.

Tin: CTV Phước Vinh



XEM THÊM [Tất cả]


Dự tuyển vào DThU?

Tham gia